Cảm Biến Lưu Lượng Nước ALIA – Hướng dẫn lắp đặt chi tiết, chuẩn xác
Cảm biến lưu lượng nước là 1 thành phần quan trọng trong nhiều nhà máy , xí nghệp sản xuất. Nó giúp cho người sử dụng nắm bắt được các thông số như: tổng lưu lượng nước chảy trên đường ống ( trong 1 ngày đêm); lưu lượng nước hiện tại, tốc độ chảy hoặc nhiệt độ, áp suất của môi chất bên trong đường ống. Tùy theo từng ứng dụng cụ thể mà chúng ta sẽ chọn những thiết bị khác nhau, từ đó sẽ có những cách lắp đặt, vận hành khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách cách lắp đặt cảm biến đo lưu lượng kiểu điện từ ( là dạng phổ biến nhất); giúp cho quý khách tránh được những sai sót trong quá trình lắp đặt, từ đó đảm bảo hệ thống hoạt động 1 cách chính xác và ổn định.
Chọn vị trí lắp đặt Cảm biến lưu lượng nước
+ Điều kiện lý tưởng để lắp đặt Cảm biến đo lưu lượng là tại những vị trí có những yếu tố sau:
– Nhiệt độ môi trường xung quanh không quá 60 độ C
– Không có hơi hóa chất, nước muối… hay những chất gay ăn mòn xung quanh vị trí lắp đặt
– Hạn chế càng nhiều càng tốt việc tiếp xúc trực tiếp với ánh năng mặt trời
– Cách xa các thiết bị gây nhiễu như: động cơ, biến tần, máy biến áp…. Khoảng cách an toàn là 10m trở lên.
+ Những yếu tố cần chú ý khi lắp trên đường ống:
– Lắp cảm biến trên đường ống thẳng. Nếu trên đường ống có những đoạn cua ( hoặc rẽ nhánh) thì khoảng cách tối thiểu từ chỗ cua đó đến vị trí lắp đặt gấp 5 lần đường kính trong của ống. Ví dụ nếu đường kính trong của ống là 100mm thì khoảng cách tối thiểu phải là 500mm.
– Khoảng cách từ nơi lắp cảm biến đo lưu lượng đến đầu nguồn xả nước ( hoặc van nước gần nhất) tối thiểu phải gấp 10 lần đường kính trong của ống. Ví dụ nếu đường kính trong của ống là 100mm thì khoảng cách tối thiểu phải là 1000mm.
– Nếu kích thước đường ống lớn hơn kích thước của cảm biến đo lưu lượng thì sẽ phải có 1 đoạn ống nối để thu hẹp dần đường kính ống cho tới khi vừa khớp với đường kính của cảm biến ( gọi tắt là đoạn côn thu ). Khi đó phải tính toán chiều dài côn thu làm sao để góc lệch từ vị trí bắt đầu thu cho đến vị trí lắp cảm biến phải nhở hơn 15 độ ( xem hình ảnh minh họa dưới đây).
Chọn vị trí lắp đặt chính xác cho cảm biến lưu lượng nước
Cách thức lắp đặt cảm biến lưu lượng nước
Cảm biến đo lưu lượng có thể lắp đặt trên đường ống theo chiều ngang, thẳng đứng hoặc dốc nghiêng đều được. ( và phải đảm bảo các yếu tố ở phần trên). Trong trường hợp môi chất đo có chứa chất rắn lẫn ở bên trong ( ví dụ nước thải sẽ có lẫn cặn bã, rác; hoặc dung dịch bột …) thì khuyến khích lắp theo chiều thẳng đứng; hướng chảy từ dưới lên trên để hạn chế tối đa việc các chất rắn đó bám vào điện cực gây sai số.
Thêm 1 lưu ý nữa để đảm bảo độ chính xác cao nhất , đó là hạn chế tối đa hiện tượng bong bóng khí có trong môi chất đo; dòng nước chảy qua cảm biến đo lưu lượng phải là dòng chảy thuần nhất, không lẫn bóng khí.
Các kiểu lắp đặt cảm biến lưu lượng nước
Những lưu ý khác khi lắp đặt cảm biến lưu lượng nước
Ngoài những điều quan trọng ở trên, khi tiến hành lắp đặt, vận chuyển cảm biến đo lưu lượng thì quý khách cũng phải lưu ý đến những chi tiết sau:
+ Vận chuyển: Không được móc dây treo vào trong lòng ống của cảm biến, hoặc móc vào phần đầu điện cực ( xem hình ảnh). Hãy móc dây treo vào phần thân ngoài của cảm biến hoặc tai treo ( nếu có).
+ Khuyến cáo khách hàng nên nối tiếp địa cho cảm biến để đảm bảo an toàn cho thiết bị.
+ Tránh tác động lực mạnh vào cảm biến, đặc biệt là tại vị trí lắp đặt điện cực.
+ Nếu cảm biến đo có gắn liền với bộ hiển thị, hãy chắc chắn rằng mặt đồng hồ hiển thị hướng lên trên ( vuông góc với cảm biến đo).
Cách vận chuyển cảm biến lưu lượng và lắp bộ hiển thị
Trên đây là những lưu ý khi lắp đặt bộ đo lưu lượng ( loại phổ thông nhất). Nếu quý khách cần tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp!
=========================================================================
Thông tin liên hệ:
Công ty CP Kỹ thuật Tự động hóa CS
+ Hotline 1: 0973 581 631 ( Mr Phúc)
+ Hotline 2: 084 884 6188 ( Mr Phúc)
Email: tudonghoacs@gmail.com
=========================================================================
- Hướng dẫn cách chọn đồng hồ đo lưu lượng
- Đồng hồ đo lưu lượng điện từ AMC2100
- Cảm biến đo lưu lượng điện từ AMF900
- Đồng hồ đo lưu lượng siêu âm AUF750
- Đồng hồ đo lưu lượng siêu âm dạng cầm tay AUF610
- Đồng hồ đo lưu lượng khí AVF7000
- Đồng hồ đo lưu lượng dầu APF810
- Đồng hồ đo lưu lượng dạng Vortex ATF80
- Cảm biến đo mức siêu âm AUL730
- Cảm biến đo chênh áp ADP9000