Đồng hồ đo lưu lượng hóa chất – Cách chọn nhanh chóng, chính xác nhất

Đồng hồ đo lưu lượng là 1 trong những thiết bị phổ biến và quan trọng trong nhiều nhà máy, xưởng sản xuất. Tùy từng ứng dụng cụ thể, từng môi trường hoạt động khác nhau mà chúng ta cần lựa chọn 1 bộ đồng hồ đo phù hợp nhất với yêu cầu của mình; để vừa đáp ứng được công nghệ lại vừa đảm bảo tính chính xác, ổn định khi hoạt động và tiết kiệm chi phí tối đa. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giúp cho khách hàng có thể nhanh chóng chọn ra cho mình 1 bộ đồng hồ đo lưu lượng ( dạng điện từ) phù hợp nhất với yêu cầu của mình. Những hướng dẫn này có thể áp dụng cho đồng hồ đo lưu lượng hóa chất, đo lưu lượng nước sạch – nước thải, dung dịch, xăng dầu v…v.

Chọn kích cỡ cho Đồng hồ đo lưu lượng hóa chất

+ Đối với những trường hợp thay thế thì ta chỉ việc căn cứ vào loại cũ đang sử dụng có kích cỡ bao nhiêu để chọn là được. Hoặc trong trường hợp đường ống đang có sẵn thì ta cần tiến hành đo đường kính trong của ống đó là bao nhiêu.

+ Đối với trường hợp lắp mới hoàn toàn ( chưa có đường ống) thì khi làm bản vẽ, ta cần dựa theo những tiêu chuẩn kích cỡ đường ống mà nhà sản xuất quy định. Như vậy sau này khi lắp đặt bộ đo lưu lượng vào thì nó sẽ vừa khớp với đường ống, đảm bảo tính chính xác và đẹp mắt. Ví dụ các cỡ ống tiêu chuẩn như: DN5, DN10, DN15, DN20, DN32, DN40 v…v.

bảng quy đổi kích thước đường ống đo lưu lượng

       Bảng quy đổi kích thước đường ống đo lưu lượng từ chuẩn DN sang đơn vị mm

Chọn chất liệu cho cảm biến đo lưu lượng hóa chất

Đây là khâu rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ sử dụng, độ chính xác của bộ đo lưu lượng. Tùy vào từng môi chất đo, môi trường đo mà ta phải chọn chất liệu cảm biến lưu lượng sao cho phù hợp. Cẩn thận hơn, mỗi bộ phận của bộ cảm biến đo lưu lượng đều cần chọn 1 loại chất liệu khác nhau để đảm bảo yeu cầu kĩ thuật. Dưới đây là những bộ phận quan trọng cần lưu ý và những chất liệu thông dụng tương ứng:

+ Lớp lót ( liner): Đây là lớp tiếp xúc trực tiếp với môi chất. Chính vì vậy cần chọn thật chính xác. Có các chất liệu sau:
– Cao su tự nhiên: chọn chất liệu này nếu dùng cho nước sạch, nước thường, khí , hơi nước, dung dịch thường. ( Giá rẻ nhất)
Nhựa FEP, PTFE và PFA : đây đều là các loại hợp chất nhân tạo có đặc tính chống ăn mòn, trơ với hóa chất, chịu được nhiệt độ cao, cách nhiệt – cách điện tốt. Chọn chất liệu này cho những ứng dụng đo nước thải, dung dịch có hóa chất ăn mòn, nhiệt độ môi chất cao ( có thể tới 160 độ C). Xếp theo thứ tự khả năng chịu hóa chất, chịu nhiệt độ cao, chịu mài mòn thì ta sẽ có: FEP < PTFE < PFA. Tương ứng với nó là mức giá cũng tăng hơn.
– Polyurethane: đây là 1 hợp chất đặc biệt, kết hợp những ưu điểm nổi bật nhất của nhựa và cao su: chịu mài mòn cực tốt, không phản ứng với mọi loại hóa chất,  cứng, chịu dầu, dễ bắt màu. Tuy nhiên loại này lại không chịu được nhiệt độ cao như FEP, PTFE hay PFA. Chọn chất liệu này nếu đo cho xăng dầu, dung dịch hóa chất đậm đặc…

+ Điện cực ( Electrode): đây chính là bộ phận tạo ra điện từ để đo lưu lượng, tốc độ dòng chảy trong đường ống. Vì nó cũng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi chất đo nên chúng ta cũng cần chọn 1 cách cẩn thận:
– Thép ( thông thường là Thép 316L): đây là lựa chọn phổ biến cho hầu hết các ứng dụng đo nước sạch, nước thải, dung dịch không có hóa chất ăn mòn, đo lưu lượng hơi, khí gas…
– Titanium: chọn loại này nếu môi chất có chứa nhiều vật rắn ( cỡ nhỏ ) vì nó chịu va đập, mài mòn tốt hơn thép. Đồng thời nó cũng có thể chịu được nhiệt độ cao hơn thép.
– Hastelloy B, Hastelloy C, Tantalum, Platinum, Tungsten…: đây đều là những chất có khả năng chịu va đập cực tốt, chống ăn mòn, hầu như không bị hóa chất làm ảnh hưởng, chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn. Chỉ chọn những chất liệu này cho những ứng dụng có môi trường làm việc khắc nghiệt như nồng độ hóa chất đậm đặc, nhiệt độ cao, áp suất lớn

+ Các bộ phận khác như thân vỏ, mặt bích…: nếu môi trường tị vị trí lắp đặt tương đối sạch sẽ, khô ráo thì chỉ cần chọn thép carbon ( hoặc gang đúc) là được. Còn nếu lắp đặt ở môi trường nóng ẩm, tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn thì nên chọn thép 304 hoặc thép 316. Đặc biệt những ứng dụng trong ngành thực phẩm, đồ uống, dược… ( những sản phẩm cần độ an toàn cao) thì nên chọn thép 304.

Cấu tạo đồng hồ đo lưu lượng hóa chất kiểu điện từ

                                    Cấu tạo đồng hồ đo lưu lượng kiểu điện từ

Chọn phụ kiện, yêu cầu khác đối với Đồng hồ đo lưu lượng hóa chất

Ngoài 2 yếu tố quan trọng nhất ở trên thì người dùng cũng cần nắm được thêm 1 số yêu cầu khác để chọn được 1 bộ đo lưu lượng phù hợp nhất, kinh tế nhất:

+ Môi trường làm việc:
– Nhiệt độ môi chất là bao nhiêu? ( những loại thông thường thì chỉ chịu được khoảng 80 độ trở lại. Nếu yêu cầu cao hơn thì sẽ phải chọn option chịu nhiệt độ cao)
– Áp suất làm việc là bao nhiêu? ( đa phần áp suất đường ống đều dưới 16 bar, nên chọn chuẩn PN16 hoặc hoặc PN10 là được)
– Có cần chức năng phòng nổ hay không?
+ Bộ đồng hồ hiển thị gắn liền với cảm biến ( hiển thị tại chỗ) hay tách rời nhau ( nếu tách rời thì cách bao xa?)
+ Nguồn cấp cho bộ hiển thị lưu lượng ( 220VAC, 24VDC hay muốn dùng pin nuôi?)

Đồng hồ đo lưu lượng hóa chất ALIA

                                           Đồng hồ đo lưu lượng hóa chất ALIA

Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết cách chọn Đồng hồ đo lưu lượng hóa chất ( tất nhiên hoàn toàn áp dụng được cho bất kì môi chất nào khác: nước sạch, nước thải, hơi nước, khí…). Mỗi hãng có thể có những quy định khác nhau về sản phẩm, nhưng nếu quý khách nắm được những yếu tố như ở trên thì cũng có thể dễ dàng xác định được mình cần loại như thế nào. Hoặc nếu quý khách cần tư vấn cụ thể hơn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

=========================================================================

Thông tin liên hệ:

Công ty CP Kỹ thuật Tự động hóa CS
+ Hotline 1: 0973 581 631 ( Mr Phúc)
+ Hotline 2: 084 884 6188 ( Mr Phúc)
Email: tudonghoacs@gmail.com

=========================================================================

 

Add your comment

Chính sách đổi trả - bảo hành

- Miễn phí đổi trả hàng trong vòng 30 ngày; miễn sao hàng còn mới nguyên vẹn, đầy đủ phụ kiện, bao bì, tem mác và theo điều khoản kí kết khi mua hàng nếu có. - Dịch vụ bảo hành, sửa chữa nhanh chóng; thay mới trong thời gian bảo hành và vẫn tiếp tục hỗ trợ khi đã hêt thời hạn bảo hành.

Dịch vụ thiết kế - lắp đặt tủ điện

- Dịch vụ tư vấn sản phẩm, hướng dẫn cài đặt, xử lý sự cố ... hoàn toàn MIỄN PHÍ - Dịch vụ thiết kế, lắp đặt tủ điện chuyên nghiệp, nhanh chóng. Chi phí phần mềm PLC, HMI, SCADA... thấp nhất thị trường.

Chính sách ưu đãi

- Miễn phí vận chuyển cho tất cả các đơn hàng trên 10.000.000 VND - Hệ thống mua hàng tích điểm dành cho tất cả các khách hàng. Điểm càng cao, quà càng lớn, chế độ ưu đãi càng hấp dẫn!